• → Tạo Mầm Hoa 0-52-34

    → Can Đa Năng

    → Tricho 3X

    → Humic Mỹ

    THƯƠNG HIỆU NÚI BÀ ĐEN

    → Dưỡng Hoa Mãng Cầu

    → Đậu Trái Mãng Cầu

    → Nở Gai Mãng Cầu

    → Tròn Đều Trái Mãng Cầu

    → Xô Tăng Trưởng

    &...

  • → Siêu Lá & Rễ

    → Roota

    → Siêu Lân Humic

    → Siêu Lân Humic

    → Kéo Đọt Chanh Dây

    → Kéo Đọt Mít

  •  OH 7-5-44

     OH 7-5-44 (chuyên Thanh Long)

     Lớn Trái Mít

     Lớn Trái Nhãn

     Siêu...

  • → Kali Bo

    → Kali Bo cà phê

    → Kali Bo Hồ tiêu

    → Kali Bo Xoài

    → SIÊU CANXI SỮA ĐẬM ĐẶC

    → Rong Biển AMINO PLUS

  • → Đồng Kẽm

    → Siêu Giải Độc

    → Đồng Vàng CCN

    → Đồng kẽm Xoài

    → Đồng Vàng 100ml

    → Đồng Kẽm Sầu Riêng

  • → Can Tím (siêu đậm đặc)

    → Kim Cương Trắng

    → Can tím 5 lít

    → Xô Đạm Cá

    → Can Tím Gold

    → Can Phì Trái...

  • → Siêu ra hoa

    → Siêu ra hoa tiêu

    → Siêu ra hoa chanh

    → Tạo mầm hoa 10-60-10

    → RuBy đỏ vọt hoa xoài

    → RuBy đỏ ra hoa CCM

  • → Ohara xô xanh A

    → Ohara xô cam B

    → Ohara xô xanh A 5kg

    → Ohara xô cam B 5kg

    → XÔ CÂY ĂN TRÁI 19 - 19 - 19

    → Xô Vú...

  • - Dài hoa dưỡng hoa

    - Chống rụng trái non

    - Đậu trái

    - Tròn đều trái

    - Siêu phì trái

    - Nở gai

  • → Tạo Mầm Hoa 10-60-10

    → Tạo Mầm Hoa 0-52-34

    → Siêu Humic

    → Paclo 22

    → Kích Vọt Hoa

    → Kéo Vọt Hoa

    → Siêu...

hình ảnh hoạt động

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Sinh Nhật Công Ty

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

thống kê truy cập

Online: 3
Số lượt truy cập: 583559

Phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

      I. Triệu chứng bệnh 

    -         Trên lá: Khi bệnh mới xuất hiện, kích thước lá vẫn bình thường nhưng lá bị vàng cả phiến lá và gân lá, có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây, ban đầu các lá già vàng trước sau đó đến các lá non, lá vàng dễ bị rụng, lá già phía dưới rụng trước sau đó đến lá non.

    -         Bộ rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Đầu rễ non bị thối đen, khi dùng tay vuốt rễ non thì phần vỏ rễ bị tuột ra ngoài phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ đó làm cành bị chết khô, cây sinh trưởng yếu, gây rụng trái. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

    -         Do bộ rễ bị tổn thương không hút được dinh dưỡng nên cây sinh trưởng kém, nuôi trái kém, trái chậm lớn, kích thước nhỏ, dễ rụng. 

            

                              Rễ cây bị thối, tróc vỏ                                                       Cây bị vàng lá thối rễ

    II. Nguyên nhân phát sinh bệnh

    -         Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng.

    -         Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani gây hại trong điều kiện rễ bị oi nước nhiều ngày và có sự tương tác giữa nấm F. solani với tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương, sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào.

    -         Tuy nhiên, mảng rễ bị thối do oi nước là cửa ngõ chính để nấm F. solani xâm nhập và gây hại.

    III. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

    -         Nấm Fusarium solani luôn hiện diện trong đất nhưng không xâm nhập trực tiếp vào rễ. Nấm xâm nhập chủ yếu qua các mảng thối ở rễ non khi rễ bị oi nước trong một thời gian dài.

    -         Tuyến trùng và côn trùng tạo ra vết thương cũng là cửa ngõ để nấm xâm nhập và gây hại. 

    -         Đất vườn có thành phần sét, không được bổ sung phân hữu cơ, thừa nước khiến vườn bị oi nước trong mùa mưa và chai cứng, dễ nứt trong mùa nắng; làm tổn thương rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.

    -         Đất bị chua, có độ pH thấp từ  3,9 đến 4,5, thiếu vi lượng, lạm dụng phân hóa học, ít dùng hữu cơ nên bệnh dễ phát sinh phát triển.

    -         Vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp xiết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh. 

    -          Từ khi nấm bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng; do đó, bệnh không xuất hiện ngay trong mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.  

    IV. Biện pháp phòng trừ

    -         Canh tác cây ăn trái trên vùng đất thấp nên lên líp, đắp mô và có vùng đê bao kín.

    -         Trong mùa mưa, cần có hệ thống thoát nước tốt, tránh đọng nước làm tạo điều kiện cho nấm xâm nhập rễ.

    -         Sử dụng phân hữu cơ hoai mục thường xuyên kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, Streptomyces bón cho cây giúp cân bằng hệ sinh vật đất, ức chế nấm gây bệnh.

    -         Phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp hại rễ, gây vết thương tạo điều kiện cho nấm gây hại.

    -         Khi vườn mới xuất hiện vàng lá thối rễ cần cắt bỏ phần rễ bị bệnh đem tiêu hủy. Sau đó sử dụng thuốc gốc Mancozeb, Metalaxyl tưới gốc (bôi thuốc vào vết cắt và xử lý đất) để diệt trừ nấm, nhầm giảm mật số mầm bệnh. Tưới thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần. Sau khi xử lý thuốc khoảng 20 ngày, sử dụng phân bón kích rễ cho cây phục hồi, dùng 1kg OHARA NEW ROOTS pha 200 lít nước, tưới 5 lít/1 gốc, tưới 2 lần cách nhau 10 – 15 ngày. Có thể kết hợp với OHARA NẤM TRICHODERMA đối kháng với nấm bệnh trong đất. 15 ngày sau kể từ lần tưới cuối OHARA NEW ROOTS, bộ rễ hồi phục, tiến hành tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây, dùng 1kg OHARA XÔ XANH A + 1lít OHARA CAN TÍM ĐẬM ĐẶC + 1kg OHARA KIM CƯƠNG TRẮNG pha 400 lít nước (2 phuy) tưới 5 lít/1gốc, tưới 2 lần cách nhau 10 – 15 ngày. Trên lá: dùng 500ml OHARA ĐỒNG KẼM + 500ml OHARA AMINO SIÊU LÁ & RỄ pha 400 lít nước (2 phuy) phun ướt đều lá, phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần, phun 2 – 3 lần.

    -         Trường hợp có sự gây hại của tuyến trùng và rệp sáp, có thể sử dụng thuốc trừ tuyến trùng như: Fipronil, Ethoprophos,…… Vùng có nhiều tuyến trùng có thể trồng cây vạn thọ trong vườn để hạn chế mật độ tuyến trùng.