• → Tạo Mầm Hoa 0-52-34

    → Can Đa Năng

    → Tricho 3X

    → Humic Mỹ

    THƯƠNG HIỆU NÚI BÀ ĐEN

    → Dưỡng Hoa Mãng Cầu

    → Đậu Trái Mãng Cầu

    → Nở Gai Mãng Cầu

    → Tròn Đều Trái Mãng Cầu

    → Xô Tăng Trưởng

    &...

  • → Siêu Lá & Rễ

    → Roota

    → Siêu Lân Humic

    → Siêu Lân Humic

    → Kéo Đọt Chanh Dây

    → Kéo Đọt Mít

  •  OH 7-5-44

     OH 7-5-44 (chuyên Thanh Long)

     Lớn Trái Mít

     Lớn Trái Nhãn

     Siêu...

  • → Kali Bo

    → Kali Bo cà phê

    → Kali Bo Hồ tiêu

    → Kali Bo Xoài

    → SIÊU CANXI SỮA ĐẬM ĐẶC

    → Rong Biển AMINO PLUS

  • → Đồng Kẽm

    → Siêu Giải Độc

    → Đồng Vàng CCN

    → Đồng kẽm Xoài

    → Đồng Vàng 100ml

    → Đồng Kẽm Sầu Riêng

  • → Can Tím (siêu đậm đặc)

    → Kim Cương Trắng

    → Can tím 5 lít

    → Xô Đạm Cá

    → Can Tím Gold

    → Can Phì Trái...

  • → Siêu ra hoa

    → Siêu ra hoa tiêu

    → Siêu ra hoa chanh

    → Tạo mầm hoa 10-60-10

    → RuBy đỏ vọt hoa xoài

    → RuBy đỏ ra hoa CCM

  • → Ohara xô xanh A

    → Ohara xô cam B

    → Ohara xô xanh A 5kg

    → Ohara xô cam B 5kg

    → XÔ CÂY ĂN TRÁI 19 - 19 - 19

    → Xô Vú...

  • - Dài hoa dưỡng hoa

    - Chống rụng trái non

    - Đậu trái

    - Tròn đều trái

    - Siêu phì trái

    - Nở gai

  • → Tạo Mầm Hoa 10-60-10

    → Tạo Mầm Hoa 0-52-34

    → Siêu Humic

    → Paclo 22

    → Kích Vọt Hoa

    → Kéo Vọt Hoa

    → Siêu...

hình ảnh hoạt động

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Sinh Nhật Công Ty

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

  • Hội Nghị Khách Hàng

thống kê truy cập

Online: 2
Số lượt truy cập: 604403

Vấn đề dạy nghề cho nông dân ở Tp.Hồ Chí Minh: Bài học để giúp cho nông dân & nông thôn thoát nghèo…

     

     Nông dân 5 huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, thực hiện Quyết định số 2041/QĐ-UBND của UBND Thành phố về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2000”, đã được Hội Nông dân Thành phố và các ngành chức năng Thành phố trong 5 năm nay, tập hợp nhiều nguồn lực đào tạo và đạt kết quả khá cao. Đây là một vấn đề không phải mới, nhưng là đi từ lý luận đã  vào thực tiễn và tạo ra những bước đi thật khả quan, cả cho phong trào vận động người nông dân và cả cho cuộc sống của người nông dân ngoại thành TP.Hồ Chí Minh.  

            Nhìn từ nhu cầu và thực tế tại 5 huyện ngoại thành

             5 huyện ngoại thành TP.HCM hiện có hơn 1,2 triệu người dân nông thôn đang sinh sống - tức là bằng một tỉnh lớn của vùng Đồng bằng SCL. Theo số liệu tổng hợp về thực tại lao động nông thôn ở 5 huyện ngoại thành TP.HCM của Văn phòng UBND Thành phố cho thấy, nhu cầu tạo việc làm và đào tạo nghề tại chỗ của 58 xã, thị trấn ngoại thành là còn rất nhiều tiềm năng. Như, H.Củ Chi, có số lao động cao nhất đã qua đào tạo 209.015 lao động, thì đã được dạy nghề 72, 68%; kế đó là H.Hóc Môn, 218.531 lao động, thì mới có 59,89% lao động đã qua đào tạo; H.Bình Chánh, có 286.483 lao động, thì có 58,23% đã được dạy nghề; còn hai huyện có số lao động được dạy nghề thấp nhất là Nhà Bè và Cần Giờ; Nhà Bè, có 52.341 lao động, thì có 45,70 % đã được dạy nghề; Cần Giờ có 37.357 lao động, thì mới chỉ có 44,88 % đã được dạy nghề.

              Mục tiêu mà Thành phố đặt ra cho tất cả các huyện ngoại thành từ nay đến năm 2020 là gắn công tác dạy nghề trong nông nghiệp – phát triển nông thôn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế  cấu nông nghiệp - nông thôn; gắn với phát triển nền nông nghiệp đô thị của Thành phố. Tại địa bàn nông thôn 58 xã, thị trấn khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ Đại hội IX Đảng bộ Thành phố năm 2010, thì trong 5 huyện ngoại thành TPHCM đều thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn sát với chuyển đổi cơ cấu lao động đô thị hóa địa bàn các xã nông thôn. Đây là một quan điểm mới tại Thành phố, vì khi chuyển đổi cơ cấu lao động, từ việc được đào tạo nghề lao động nông thôn có thể làm việc tại doanh nhiệp trong địa bàn nông thôn, hoặc tại các trung tâm việc làm trong từng huyện ngoại thành… vừa phù hợp khoảng cách lao động làm việc, vừa nâng cao thu nhập người lao động.

            Từ những mục tiêu lớn đó, Thành ủy và UBND Thành phố chỉ đạo gắn vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới trên tất cả các xã còn lại. Thành phố đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 70 % lao động qua đào tạo và đến năm 2020 có 90 % lao động đã được đào tạo nghề tại nông thôn.  

            Tiềm năng lớn của nông nghiệp đô thị Thành phố

            Hiện nay do tiến trình đô thị hóa nhanh, nên đất nông nghiệp đã không còn chiếm tỷ lệ nhiều như trước năm 2010. Tuy thế, về tỷ trọng thu nhập trong đất nông nghiệp thì nhiều xã, thị trấn nông nghiệp đô thị đang phát huy cao. Thí dụ, như tại Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè… những chủ hộ nông dân sau khi được đào tạo nghề trồng Lan cắt cành, nghề trồng Bonsai… đã cho thu nhập trên mỗi ha hàng trăm triệu đồng/ năm. Hay mô hình nuôi trồng tôm chân trắng tại xã nông thôn mới Lý Nhơn, Bình Khánh… của H.Cần Giờ đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Đây là những hình thức vận dụng mô hình nông nghiệp đô thị của nông thôn mới tại Thành phố, mà bà con nông dân ta đang phát huy hiệu quả cao nhất, làm lợi cho người nông dân cả về thực tế trước mắt lẫn về mặt lâu dài để nâng cao trình độ người nông dân đi kèm hiệu quả kinh tế gia đình.   

             Do nắm chắc mục tiêu và cách chỉ đạo của Thành phố đối với vùng ngoại thành, nên tính đến nay, sau 5 năm chương trình đào tạo nghề cho nông dân, Hội Nông dân Thành phố và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM đã đưa đi đào tạo 37 ngàn lao động nông thôn, có việc làm ổn định. Các nghề được đào tạo là: sửa xe, làm tóc (cho lao động nữ), dịch vụ vi tính, nấu ăn. Ngoài ra các cấp Hội nông dân ở các xã ngoại thành và 5 huyện ngoại thành đã tổ chức 226 lớp dạy nghề với trên 5.900 người nông dân tham gia, học các nghề trồng hoa kiểng, bonsai, chăm sóc hoa lan, cây cảnh..., kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, heo, gà công nghiệp....

            Qua 5 năm nay, sau khi triển khai dạy nghề cho vùng nông thôn, đến nay đã có trên 80% người học nghề có việc làm ổn định từ nghề được học; Có trên 70% nông dân sau khi học nghề trồng hoa kiểng, bonsai, chăm sóc hoa lan, cây cảnh, kỹ thuật chăn nuôi các loại đã mở rộng vườn hoa, cây cá cảnh, chăn nuôi… bảo đảm cho việc nâng cao hơn hẵn thu nhập gia đình nông thôn sau khi đã được học nghề tại nông thôn.

            Những bài học kinh nghiệm:

            Một là; Trên thực tế đối với người nông dân và từ thực tại về tiềm năng lớn của vùng 5 huyện ngoại thành thì vấn đề đào tạo nghề cho lao động đô thị nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành một vấn đề lớn mang tầm chiến lược cho phát triển nông nghiệp - nông thôn tại Thành phố, nhằm tạo cho vùng nông thôn rộng lớn ở đây sự chuyển đổi hẵn về cả trước mắt lẫn lâu dài.

            Hai là; Từ thực tại những lao động của nông nghiệp đô thị tại nông thôn khi chuyển từ lao động nông thôn giản đơn, sang nông nghiệp đô thị là rất cần phải đào tạo các nghề đúng với những loại ngành nghề có kỹ thuật cao, đúng với chuẩn mực trong nước, quốc tế, như: chăm sóc trồng lan xuất khẩu, cây, cá cảnh… hay kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, chim yến… tất cả những mặt hàng giá cao này, đều cần đến kỹ thuật đúng chuẩn, mà người nông dân phải được đào tạo cũng đúng chuẩn ngành nghề đó.

           Ba là; Công tác đào tạo nghề phải gắn với từng nghề nghiệp thật cụ thể, phù hợp từng nhóm nông dân, ở từng địa bàn nông thôn…  từ đó vừa nâng cao hiểu biết cho cho người nông dân về văn hóa, kỹ thuật nghề… vừa làm thay đổi cuộc sống dài lâu của họ và cho gia đình họ. Nhận thức vấn đề này đã làm cho từng cấp Hội Nông dân tại ngoại thành càng có ý thức cao hơn, khi đề ra kế hoạch đào tạo từng ngành nghề… đi kèm từng loại hình đào tạo nghề cho người nông dân, tại từng địa bàn nông thôn cụ thể.

            Bốn là; gắn sự chỉ đạo của các Huyện ủy, UBND huyện về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn với sự vận động của Hội Nông dân tại 5 huyện và 58 xã, thị trấn. Đây là bài học sâu sát trong cách chỉ đạo đi kèm sự vận động của từng cấp Hội Nông dân đến từng ấp, tổ nhân dân, hộ nông dân… nhằm làm cho cách thức đào tạo từng nghề và người đi học nghề là nông dân, dễ tiếp cận với những thành quả trong nông nghiệp, trong việc nâng cao trình độm tay nghề nông nghiệp, càng phát huy hiệu quả./.

    Thạc sĩ Phạm Bá Nhiễu